QĐ 48 - Hướng dẫn lập bảng cân đối tài khoản
QĐ 48 - Hướng dẫn lập bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối tài khoản là phụ biêu của báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế, dùng để phản ánh tổng quát số hiện có đầu năm, số ợphát sinh tăng, giảm trong năm và số hiện có cuối năm được phân loại theo tài khoản kế toán của các loại tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cột 1 “Số hiệu tài khoản”- Cột này ghi số hiệu của từng tài khỏan cấp1 (hoặc cả tài khoản cấp 1 và cấp2) doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.
Cột 2 “Tên tài khoản”- Cột này ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Cột 3, 4 “Số dư đầu năm”- Cột 3 và cột 4 dùng để phản ánh số dư Nợ đầu năm và dư Có đầu năm theo từng tài khoản.
Số liệu để ghi vào cột 3, 4 “số dư đầu năm” được căn cứ vào sổ cái hoặc nhật ký- sổ cái, hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7, 8 cua Bảng cân đối tài khoản năm trước.
Cột 5, 6 “số phát sinh trong năm”- Cột 5 và cột 6 được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo.
Số liệu để ghi vào cột 5 và cột 6 được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái trong năm báo cáo.
Cột 7, 8 “ số dư cuối năm” Cột 7 và cọt 8 dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư Có cuối năm theo từng khoản mục của năm báo cáo.
Số liệu ghi vào cột 7 và cột 8 được tính như sau”
Số dư cuối năm = Số dư đầu năm+ Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm